-
Điều Cần Biết Khi Học Lái Xe Ô Tô Dành Cho Người Mới
Những điều cần biết khi học lái xe ô tô là chủ đề chính mà Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng Lâm Đồng muốn được chia sẻ cho các bạn học viên để chuẩn bị xây dựng nền tảng căn bản trước khi đăng ký một khóa học lái xe ô tô. Qua đó cũng sẽ góp phần giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp học lái xe cũng như là các cấu tạo xe cơ bản mà một người cầm lái cần phải biết.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC LÁI XE Ô TÔ
Để sử dụng một chiếc xe đúng cách, ngoài kỹ năng lái còn cần hiểu biết kỹ thuật, chăm sóc xe đúng cách.Để cầm lái và làm chủ một chiếc xe, không chỉ học cách lái xe và quan sát mà những kiến thức cơ bản liên quan đến xe như kỹ thuật, bảo dưỡng hay đơn giản là phát hiện xe cảnh sát ở đâu. Complex đã đưa ra các điều cần biết khi học lái xe ô tô mà bất cứ người lái xe nào cũng phải nắm rõ.
Các bộ phận chính trong buồng lái xe ô tô
- Vô Lăng
- Điều khiển hướng chuyển động của ô tô.
- Được bố trí bên trái (đối với nước ta)
- Công Tắc Còi Điện:Điều khiển còi phát ra âm thanh khi xe đang chuyển động để báo cho người và phương tiện khác biết
- Công tắc đèn
- Bật các loại đèn trên xe.
- Được bố trí bên trái trên trục tay lái.
- Nấc 1 bật đèn cốt, nấc 2 đèn pha và các loại đèn khác.
- Đèn xin đường gạt về phía trước hoặc phía sau.
- Khóa điện
Lock: Vị trí cắt điện
• ACC: Cấp điện hạn chế.
• ON: Cấp điện hoàn toàn.
• START: Khởi động1- Bàn đạp ly hợp – côn
- Bên trái của trục vô lăng lái.
• Đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến HTTL
• Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe
- Bàn đạp phanh chân
- Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga.
• Điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
7. Bàn đạp ga - Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh.
• Điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
- Cần điều khiển phanh tay
• Giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định.
• Hỗ trợ cho phanh chân trong trường hợp cần thiết.
10. Công tác gạt nước
- Nấc 0: Ngừng gạt
- Nấc 1: Gạt từng lần
- Nấc 2: Gạt chậm
- Nấc 3: Gạt nhanh
Khi lái xe ô tô cần chú ý những gì?
- Không bao giờ uống rượu bia khi lái xe ô tô
Có lẽ trong quá trình học và suốt quá trình lái xe của bạn, đây sẽ là điều cần biết khi học lái xe ô tô mà được nhắc tới khá nhiều. Rượu bia làm cho đầu óc chúng ta không tỉnh táo, ngược lại sự hưng phấn khi lái xe ô tô lại có nhiều khả năng gây ra thảm họa cho người khác và cho chính bạn. Cũng như việc thắt dây an toàn, đây là điều tất cả chúng ta nên khắc sâu trong đầu trước khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Đừng bao giờ phớt lờ hay coi nhẹ điều này, ngay cả với một người lái xe kỳ cựu lâu năm.
- Không đi cùng quá nhiều người trên xe
Có quá nhiều người trên xe khiến tài xế mất tập trung khi lái xe ô tô. Đặc biệt khi xe quá nặng, độ bám mặt đường của hệ thống phanh sẽ giảm đi khiến cho việc điều khiển tốc độ gặp nhiều khó khăn hơn. Chỉ chờ tối đa số người với số ghế của xe, và chở càng ít đồ càng tốt. Chính vì vậy, đây cũng là một trong số những điều cần biết khi học lái xe ô tô mà bạn phải nắm được.
- Trước khi lái chuẩn bị kỹ
Khi học bằng lái xe, dù bạn có là tay lái giỏi, làm quen nhanh, thì cũng nên học trên 50 giờ lái thực hành theo các chuyên gia. Học trong sân tập trước, sau đó học lái xe đường gập ghềnh, và cuối cùng thì lái xe ô tô trong đường phố. Trước khi lái xe ô tô cũng cần kiểm tra kỹ gương, số, ga, dây an toàn …. một cách kỹ lưỡng.
Kỹ thuật cơ bản cần thiết khi lái xe ô tô
Thay lốp: Không phải lúc nào lái xe cũng có thể tìm thấy một garage sửa xe dọc đường, nhất là trên đường quốc lộ. Vì thế cần học cách thay lốp nếu chẳng may dính phải thủng lốp. Cách thay lốp cơ bản theo các bước ở đây.
Kiểm tra áp suất lốp: Áp suất lốp ôtô nên ở trong trạng thái tiêu chuẩn như gợi ý của nhà sản xuất. Lốp căng quá hoặc non quá đều không tốt. Hầu hết các xe đều có gợi ý áp suất lốp ở phía trong cách cửa.
Kiểm tra dầu: Sử dụng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu trong bình chứa, ngoài ra sử dụng mắt và tay để kiểm tra chất lượng. Dầu đen hoặc có sạn đều không tốt, cần được thay thế.
Cách học lái xe số sàn
Một điều cần biết khi học lái xe ô tô khá quan trọng đó là bạn nên học cách lái xe số sàn. Chỉ biết lái xe số tự động là một thiệt thòi cho tài xế bởi không thể ứng biến trong nhiều trường hợp khác nhau khi phải ngồi sau vô-lăng xe số sàn.
Nhìn xuống dưới sàn xe chúng ta đều thấy 3 cái bàn đạp theo thứ tự từ trái sang phải: clutch – thắng – chân ga.
Clutch: phải đạp sát xuống hết tới sàn xe mỗi lần ta muốn sang từ số này qua số kia, Ví dụ: từ số 1 sang số 2 hoặc sang số 3,…
Thắng: ngừng
Chân ga: tăng ga tốc độ
Khi tập lái xe ôtô số sàn bạn nên cẩn thận nghiên cứu và nhớ thật kỹ vị trí của cái cần sang số bên cạn. Hãy tưởng tượng theo hình chữ H, cái gạch ngang ở giữa của chữ H là số 0 hay còn gọi là Neutral ( lắc qua lăc lại cảm thấy nhẹ ở giữa nghĩa là đã cài số 0 rồi đấy, tập thói quen này luôn tay khi ta đang đậu ở đèn xanh đèn đỏ hoặc chưa muốn cho xe chạy)Chú ý: luôn luôn ghi nhớ kéo thắng tay lên trước khi nổ máy xe và vị trí của xe nằm trên mặt bằng phẳng để bảo đảm sự an toàn.
HƯỚNG DẪN TẬP LÁI XE Ô TÔ SỐ SÀN PHẦN SANG SỐ VÀ CHẠY XE
Bắt đầu dùng chân trái đạp cái clutch xuống hết dưới sàn xe, cùng lúc tay phải lắc qua lắc lại cần sang số ở gạch ngang của chữ H. Bạn muốn chắc ăn là nó nằm ở vị trí số 0(xe chưa chạy).
Vặn chìa khóa xe theo chiều kim đồng hồ để cho xe nổ máy lên. Khi xe đã nổ máy, đạp nhẹ ga cho máy nổ đều. Chiếc xe trong lúc này vẫn chưa nhúc nhích đâu nhé vì đang ở vị trí số 0.
Chân trái vẫn đè cái clutch sát xuống sàn xe. Chân phải bây giờ bạn hãy chuyển từ chân ga và đạp lên bàn thắng, cùng lúc đó thì kéo thắng tay thả ra.
Lúc này chiếc xe đã chuẩn bị di chuyển, bây giờ bạn gạt cần số lên vào vị trí số 1.
Chân phải nhấc ra khỏi bàn thắng và chuyển sang rà nhẹ lên chân ga. Cùng lúc chân phải rà nhẹ trên chân ga thì chân trái thả nhẹ clutch,thả ít thôi khoảng 1/3 khoảng cách của sàn x.
Nếu thả nhanh quá hay thả hết thì xe sẽ bị giật và tắt máy. Nếu cảm thấy xe bắt đầu chạy đi từ từ thì bạn hãy thả clutch hết cho nó lên cao luôn. Đồng thời bạn đạp ga nhẹ, nếu thấy tốc độ cỡ 16km/h thì bạn hãy vào tiếp số 2 nhé.
Đỗ xe song song đúng cách
Khi phải dừng đỗ trên phố, kỹ thuật đỗ xe song song hay ghép xe là rất cần thiết để kiếm một chỗ đỗ tốt. Với kỹ năng này cần thực hành nhiều để đảm bảo không gây hư hại cho xe phía trước và sau.
Giải quyết sự cố khi lái xe ô tô
Ngoài biết kỹ năng vận hành xe ra thì bạn một điều cần biết khi học lái xe ô tô khác rất quan trọng đó là cách giải quyết sự cố, phổ biến nhất là nổ lốp xe. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố nổ lốp khi xe đang chạy. Lý do trước tiên có thể kể ra là mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ.
Lý do thứ 2 chính là áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị dạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn…
Lốp xe cũng có thể dễ dàng bị nổ chỉ một lý do đơn giản là trong một pha cua gấp ở tốc độ cao trong khi lốp đã bị mòn quá nhiều.
Kinh nghiệm xử lý
Điều đầu tiên mà lái xe ô tô cần chú ý là thật bình tĩnh, bởi cảm giác hoảng sợ có thể khiến bạn không kiểm soát được vô-lăng nên rất dễ bị mất lái. Nhiều lái xe có thể ngay lập tức rút chân khỏi bàn đạp ga và nhấn phanh, nhưng đó có thể cũng sẽ là thao tác gây nên hậu quả xấu nhất.
Ngay khi nổ lốp, lái xe cần cố gắng duy trì làn đường đang chạy để xe không bị chuyển hướng đột ngột rồi thật từ từ rút chân ra khỏi chân ga. Trong khoảnh khắc này, tất cả những gì bạn xử lý đối với vô-lăng cũng không được đột ngột mà phải thật từ từ. Hãy để cho chiếc xe tự chạy chậm dần (do bạn từ từ rút chân ga) rồi nhẹ nhàng chuyển sang chân phanh và rà nhẹ để tốc độ của xe giảm dần. Bật đèn xi-nhan rồi từ từ cho xe vào lề đường, chỗ có không gian rộng và bằng phẳng.
Trên thực tế sẽ có những tình huống phức tạp hơn những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng, chẳng hạn như xe bị nổ lốp khi đang vào cua. Trong những trường hợp như vậy, việc xử lý chân ga, chân phanh và vô-lăng một cách êm dịu và nhẹ nhàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thật khó để có thể nói rằng bạn sẽ an toàn nếu nổ lốp khi xe đang ôm cua gấp, chính vì vậy lời khuyên cũ rích cho các lái xe là không nên coi nhẹ việc cài dây đai an toàn và giảm tốc độ khi cần thiết.