Từ 01/01/2025, chính thức áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ cả nước

  • Từ 01/01/2025, chính thức áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ cả nước

    Từ 01/01/2025, chính thức áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ cả nước

    Nội dung bài viết trình bày về việc sẽ áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ kể từ ngày 01/01/2025.

    Từ 01/01/2025, chính thức áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ cả nước

    Từ 01/01/2025, chính thức áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ cả nước (Hình ảnh từ Internet)

    Ngày 27/06/2024, Quốc hội ban hành Luật Đường bộ 2024.

    Từ 01/01/2025, chính thức áp dụng giao thông thông minh vào giao thông đường bộ cả nước

    Cụ thể, tại Điều 40 Luật Đường bộ 2024 thì Giao thông thông minh là việc ứng dụng các công nghệ điện tử, thông tin, truyền thông, khoa học quản lý mới, hiện đại nhằm tối ưu hiệu suất quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ; bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, kịp thời, tiện lợi và thân thiện với môi trường.

    Hệ thống quản lý giao thông thông minh được thiết lập để tích hợp, lưu trữ, phân tích dữ liệu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ; hỗ trợ hoạt động vận tải, thanh toán điện tử giao thông; cung cấp các dịch vụ giao thông thông minh, được kết nối, chia sẻ dữ liệu với trung tâm chỉ huy giao thông và cơ quan, tổ chức có liên quan.

    Đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết, Trung tâm Điều hành giao thông thông minh, với hệ thống phần mềm quản lý và thiết bị ngoại vi, có 12 chức năng cơ bản gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng; quản lý vận tải; quản lý nhu cầu giao thông; mô phỏng giao thông trong công tác quản lý, khai thác và điều hành giao thông vận tải.

    Trong giai đoạn thí điểm, hệ thống có 9 chức năng (trong đó 7 chức năng hoạt động ngay và 2 chức năng chờ tích hợp). Hệ thống được thiết kế sẵn sàng mở rộng, tích hợp đủ 12 chức năng khi các ứng dụng hoàn thiện, đủ điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.

    “Hiện chúng tôi đang tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để phục vụ tổ chức, quản lý, điều hành mạng lưới giao thông vận tải hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường”, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết.

    Thời gian qua, Hà Nội đã đưa vào khai thác một số tiện ích, như: Tìm kiếm chỗ đỗ và thanh toán trông giữ xe không dùng tiền mặt; tìm kiếm lộ trình xe buýt; thí điểm thẻ vé điện tử trên một số tuyến buýt… Tuy nhiên, các dự án này rời rạc, thiếu tính kết nối nên hiệu quả chưa cao. Do đó, việc thí điểm Trung tâm Điều hành giao thông thông minh đã khẳng định quyết tâm xây dựng, từng bước hình thành giao thông thông minh.

    Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường, giao thông thông minh là 1/6 trụ cột chính trong cấu trúc đô thị thông minh. Lộ trình hình thành hệ thống giao thông thông minh chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (năm 2024-2026) hình thành Trung tâm Điều hành giao thông thông minh (với 9/12 chức năng). Giai đoạn 2 (năm 2027-2029), trung tâm được mở rộng (gắn với việc thực hiện đủ 12/12 chức năng). Giai đoạn 3 (từ năm 2030) là giai đoạn phát triển bền vững.

    Trung tâm Điều hành giao thông thông minh là nền tảng cốt lõi trong việc hình thành hệ thống giao thông thông minh, đồng thời là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong thời gian tới.

    Sau khi kết thúc thí điểm, Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ cùng với các đơn vị liên quan đánh giá toàn diện các ưu, nhược điểm, đưa ra phương án tối ưu về kỹ thuật, công nghệ, làm cơ sở cho việc triển khai đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” hiệu quả, khả thi, bảo đảm tiến độ.

    9 chức năng của Trung tâm Điều hành giao thông thông minh gồm: Hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

    (Theo Báo Hà nội mới)

    Xem thêm Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Đường bộ 2024.

    Luật Giao thông đường bộ 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia  2019 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 Luật Đường bộ 2024.


0 comment

Leave a reply

Liên hệ