Nguyên nhân và cách khắc phục xước kính lái ô tô

  • Nguyên nhân và cách khắc phục xước kính lái ô tô

    Nguyên nhân và cách khắc phục xước kính lái ô tô

    Xước kính lái ô tô không chỉ gây mất thẩm mỹ, giá trị của xe mà còn làm hạn chế tầm quan sát của tài xế, tăng nguy cơ mất an toàn giao thông.

    Nguyên nhân gây xước kính lái ô tô

    Khác với kính thông thường, kính lái ô tô có công năng làm kín không gian khoang lái, cản gió cũng như tác động ngoại lực từ bên ngoài. Khi thiết kế, sản xuất chi tiết này, các nhà chế tạo chú trọng vào các tính năng chống lực tốt, chống trầy, xước.

    Kính xe ô tô có độ chống trầy tốt và khó bị xước nhưng không phải là tuyệt đối. Cũng chính vì ý nghĩ chủ quan này mà không ít người dùng không để ý đến những điều nhỏ nhặt có thể là nguyên nhân dẫn tới việc kính xe bị xước, gây mất thẩm mỹ và độ sang trọng chiếc xe.

    Nguyên nhân phổ biến dẫn tới xước kính chắn gió do lưỡi gạt mưa để lâu ngày bị xuống cấp trở nên xơ cứng. Nếu chủ xe không thay mới mà tiếp tục sử dụng lưỡi gạt mưa cũ, lúc này lưỡi cao su cứng sẽ cào và gây xước kính xe ô tô.

    Sử dụng gạt mưa khi kính có bụi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới xước kính chắn gió.

    Sử dụng gạt mưa khi kính có bụi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới xước kính chắn gió.

    Trong khi di chuyển, cát bụi bay đập trực tiếp vào mặt kính cũng tạo nên các vết xước nhỏ. Hoặc bụi bám vào xe lâu ngày không rửa kỹ, lúc lên xe, chủ xe thấy kính bám bụi, trực tiếp phun nước rửa kính rồi gạt cần luôn. Cách làm phổ biến này lại là phương pháp sai lầm khiến bụi bẩn bị kéo lê trên bề mặt kính dẫn tới các vết xước nhẹ.

    Việc sử dụng các chất tẩy ố mốc hay giấy nhám không đúng cách chà lên bề mặt kính cũng làm kính lái bị xước.

    Nghiêm trọng nhất là trường hợp xe va quẹt với đồ vật cứng, sắc nhọn tạo nên vết xước sâu, dù cẩn thận đến mấy cũng không thể tránh được những xây xước nhẹ với bờ tường, đặc biệt đối với những tài xế mới.

    Những vết xước trên kính xe theo thời gian sẽ bám đầy bụi bẩn và rất khó lau rửa. Lâu dần làm mờ kính xe, gây lóa mắt, mỏi mắt và hạn chế tầm nhìn của tài xế, đặc biệt là lái xe vào buổi tối, tăng nguy hiểm cho việc lưu thông trên đường.

    Biện pháp khắc phục tình trạng kính lái bị xước

    Với những vết xước nhỏ và nông, tài xế có thể chủ động sử dụng những mẹo đơn giản để khắc phục mà không cần đến các trung tâm sửa chữa.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dung dịch chuyên dụng hoặc keo dán để “chữa cháy” các vết xước ô tô, ố mốc tiện lợi và dễ dàng thực hiện tại nhà. Những loại keo dán kính chỉ có hiệu quả rõ với các vết xước nhẹ, nhỏ còn đối với vết xước sâu và lằn rõ thì cần tới sự hỗ trợ từ các đơn vị bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp.

    Chủ xe chỉ cần xịt một ít nước rửa kính lên bề mặt kính rồi dùng một miếng vải mềm lau dọc theo vết xước. Tiếp theo chấm một ít keo dán kính bôi lên vết xước, đợi khoảng 5-10s cho keo khô lại, sẽ thấy các đường xước ban đầu đã được lấp lại.

    Đánh bóng kính là phương án an toàn, hiệu quả và tiết kiệm khi kính lái bị xước.

    Nếu kính xe có nhiều vết xước dăm và đã xuống màu do lâu ngày, chủ xe có thể lựa chọn phương pháp đánh bóng kính xe, đây là phương án xóa xước kính được nhiều chủ xe ưa chuộng. Giải pháp này an toàn và khá tiết kiệm giúp phục hồi mặt kính ô tô trông như mới hoàn toàn mà không cần thay kính, tiết kiệm được nhiều chi phí.

    Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất cần phải lựa chọn các cơ sở uy tín để thực thiện, với những dung dịch và máy đánh bóng kính chuyên nghiệp. Nếu làm không đúng trình tự hoặc tự làm tại nhà sẽ gây ra hiện tượng lóa mắt cho người lái do để lại các vết lõm, bề mặt kính không đều.

    Ngoài ra người lái có thể chủ động sử dụng công nghệ phủ Nano kính xe để phòng tránh những vết xước. Công nghệ này sử dụng các dụng dịch nano chuyên dụng phủ lên bề mặt kính lái một màng mỏng, có tác dụng bảo vệ kính, chống xước và cả chống bám nước cho kính lái.

    Công nghệ Nano tiên tiến sẽ tạo ra hiệu ứng lá sen trên bề mặt kính, giúp nước mưa trôi đi dễ dàng, tránh tình trạng các hạt mưa rớt xuống kính tạo thành màng mờ, gây cản trở tầm nhìn của tài xế.


0 comment

Leave a reply

Liên hệ