Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp khi thi bằng lái xe

  • Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp khi thi bằng lái xe

    Thi bằng lái xe là điều kiện bắt buộc để bạn có thể tham gia giao thông an toàn và đúng luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được tất cả các tiêu chuẩn, điều kiện liên quan đến học và lấy bằng lái xe. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp 5 thắc mắc thường gặp khi thi bằng lái xe để bạn nắm rõ.

    Thi bằng lái xe mất bao nhiêu tiền?

    Chi phí học và thi bằng lái xe là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo biểu mức thu phí sát hạch lái xe ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, phí sát hạch lái xe (phí thi bằng lái xe) như sau:

    TT Phí Đơn vị tính Mức thu
    1 Phí sát hạch lái xe    
    1.1 Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4)
    – Sát hạch lý thuyết

    – Sát hạch thực hành

    Đồng/lần 40.000

    50.000

    1.2 Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F)
    – Sát hạch lý thuyết

    – Sát hạch thực hành trong hình

    – Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng

    Đồng/lần 90.000

    300.000

    60.000

    2 Lệ phí cấp giấy phép lái xe gồm cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế). Đồng/lần 135.000

    Quy trình thi bằng lái xe thực hiện thế nào?

    Quy trình thi lấy bằng lái sẽ tiến hành qua 3 bước:

    • Bước 1: Làm hồ sơ đăng ký học lái xe

    Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo lái xe. Hô sơ bao gồm: đơn học và cấp giấy phép lái xe, bản sao chứng minh nhân dân hoặc công cước công dân, giấy khám sức khỏe.

    • Bước 2: Học lý thuyết và thực hành tại cơ sở nhận đào tạo.
    • Bước 3: Tham gia kỳ thi sát hạch cấp bằng lái xe chính thức với bài thi lý thuyết và thực hành.
    Để thi bằng lái xe, bạn cần phải đăng ký hồ sơ và học lý thuyết lẫn thực hành trước

    Để thi bằng lái xe, bạn cần phải đăng ký hồ sơ và học lý thuyết lẫn thực hành trước

    Trượt thực hành có được bảo lưu kết quả thi lý thuyết?

    Về vấn đề trượt thực hành có được bảo lưu kết quả thi lý thuyết hay không đã được quy định rõ trong thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

    • Đối với người dự sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3 và A4: đạt lý thuyết nhưng không đạt thực hành sẽ được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch.
    • Đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F: đạt nội dung sát hạch lý thuyết, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm.

    Mất bằng lái xe có phải thi lại?

    Những quy định về việc mất bằng lái xe có phải thi lại hay không đã được làm rõ theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng sẽ được xét cấp lại giấy phép lái xe.

    Tùy từng trường hợp mất bằng lái xe mà quyết định bạn có phải thi lại hay không

    Tùy từng trường hợp mất bằng lái xe mà quyết định bạn có phải thi lại hay không

    Bằng lái xe hết hạn bao lâu thì phải thi lại?

    Theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng sẽ phải thi lại lý thuyết hoặc phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành mới được cấp lại Giấy phép lái xe tùy thuộc vào thời gian quá hạn, cụ thể các mốc như sau:

    Nếu bằng lái xe của bạn bị quá hạn từ 03 tháng – 01 năm thì bạn cần thi lại lý thuyết;

    Nếu bằng lái xe của bạn bị quá hạn từ 01 năm trở lên thì bạn cần thi lại cả lý thuyết và thực hành.

    Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc thường gặp khi thi bằng lái xe để bạn nắm rõ. Nếu bạn còn không hiểu ở chỗ nào thì hãy liên hệ với chúng tôi qua qua SĐT 02633.515.256 – 0988.024.860 – 0823.333.33 để được tư vấn miễn phí.

     

     


0 comment

Leave a reply

Liên hệ